Khám phá khoa học, sự kỳ diệu của nước
SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC
Hình thức: Thí nghiệm
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 - 35 phút
I. Mục tiêu:
- Biết một số đặc điểm, tính chất của nước, ích lợi của nước đối vớiđời sống con người, con vật và cây.
- Kỹ năng quan sát, so sánh, tư duy, khả năng dự đoán và suy luận, sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt rõ ràng; Làm một số thí nghiệm đơn giản về nước.
- Sử dụng nước tiết kiệm: Rửa tay, uống nước...
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Bài giảng giáo án điện tử.
- 2 chậu nước, khay nước đá, cốc nước nóng, bìa trong; Sữa tươi, ly nhựa đánh số thứ tự 1, 2, 3; 3 chén nhỏ đựng muối, đường,sỏi, thìa nhựa, khăn; Chữ số 1,2.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Nước sạch, khăn, ly nhựa, thìa nhựa. Bàn, ghế, xắc xô.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Một số đặc điểm, tính chất của nước
- Vận động bài hát: "Giọt mưa và em bé". Giáo viên kết hợp giới thiệu bài.
- Cho trẻ lần lượt cầm, nắm nước trong chậu. Các con có cầm, nắm được nước không? Vì sao?
- Kiểm tra đưa ra kết luận: Nước là chất lỏng.
- Cho trẻ chơi “Kết nhóm”. Trẻ tự chọn bạn chơi và tự kết thành 2 nhóm sao cho cả 2 nhóm đều có số lượng bạn bằng nhau.
- Trẻ quan sát các đồ dùng và lắng nghe nhiệm vụ của mỗi nhóm.
+ Thí nghiệm nhóm 1:Đồ dùng mỗi trẻ: 1 cốc nước, 1 cốc sữa, 2 cái thìa.
- Cô yêu cầu trẻ cho từng thìa vào trong từng ly. Quan sát xem ở ly sữa và ly nước,ly nào con nhìn thấy thìa; Ngửi mùi, nếm vị mỗi ly, sử dụng các giác quan của mình để nhận xét, so sánh điểm giống và khác nhau giữa sữa và nước.
+ Thí nghiệm nhóm 2: Đồ dùng mỗi trẻ:3 cốc nước đánh số thứ tự 1,2,3; 3 cái thìa, chén đựng đường, muối, sỏi.
- Cô yêu cầu trẻ cho lần lượt cho từng chất (muối,đường, sỏi) vào trong từng ly, dùng từng thìa khuấy nước ở từng ly. Quan sát, nhận xét về hiện tượng xảy ra trong từng ly nước.
- Hai nhóm bắt đầu thực hiệnthí nghiệm khi có nhạc, kết thúc đoạn nhạc hai nhóm dùng xắc xô để rung chuông, nhóm nào rung xắc xô trước sẽ được nói lên kết quả thí nghiệm của nhóm mình trước. Nhóm còn lại sẽ quan sát và kiểm nghiệm lại ý kiến của nhóm bạn.
*Nhóm 1 nêu nhận xét về điểm giống và khác nhau giữa sữa và nước
Nước và sữa giống nhau: Đều là chất lỏng.
Khác nhau: Nước không màu, sữa có màu trắng đục
Nước không mùi, sữa có mùi thơm.
Nước không vị, sữa có vị ngọt và béo
- Kiểm tra nhận xét của nhóm 1 trên đồ dùng của cô. Sau khi kiểm tra kết quả của nhóm 1 đưa ra kết luận: Nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
* Nhóm 2: Nước hòa tan được đường, muối và không hòa tan được sỏi.
- Kiểm tra nhận xét của nhóm 2 trên đồ dùng của cô. Sau khi kiểm tra kết quả thí nghiệm của nhóm 2 đưa ra kết luận: Nước hòa tan được một số chất và không tan được một số chất.
- Nước khi cho vào khay và cho ngăn đông của tủ lạnh thì xảy ra điều gì? (cho trẻ quan sát nước khay nước đá).
- Khi nước được đun sôi, rót vào ly, đặt tấm bìa trong lên miệng lykhi mở tấm bìa ra sẽ có gì?(cho trẻ quan sát các giọt nước đọng trên tấm bìa)
- Nước ngoài ở dạng thể lỏng có thể tồn tại ở thể rắn, thể khí.
- Mời cá nhân trẻ nhắc lại một số đặc điểm, tính chất của nước.
+ Nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
+ Nước hoà tan được một số chất và không hòa tan được một số chất.
+ Nước có thể tồn tại ở các thể: Thể lỏng, thể rắn, thể khí.
2. Ích lợi của nước.
- Chơi trò chơi: Trời nắng trời mưa
- Theo các con thì nước có ích lợi gì?
- Chúng ta cần sử dụng nước như thế nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh lợi ích của nước kết hợp giáo dục trẻ sử dụng nước tiết kiệm.
- Cho trẻ chơi trò chơi mô tả trạng thái của nước bằng động tác của cơ thể:
+ Nước chảy: Tay đưa ngang.
+ Nước bốc hơi: Tay đưa từ dưới lên trên.
+ Nước đóng băng: Đứng im.
- Nhận xét, tuyên dương. Kết thúc!